Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Dùng phong thủy giảm bớt lo âu căng thẳng

PTTQ - Dấu hiệu của lo lắng là đau đầu, căng cơ, mất ngủ, khó chịu, thậm chí là tình trạng hốt hoảng. Khi đó, ngoài việc chữa trị theo y học, bạn có thể áp dụng các biện pháp phong thủy để cải thiện tình hình.
Dùng phong thủy giảm bớt lo âu căng thẳng
Sửa chữa tất cả hệ thống điện 

Khi dòng điện trong nhà bị phá vỡ, nó sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy năng lượng của bạn, khả năng tập trung, tỉnh táo và bình tĩnh. Có thể tránh điều này bằng cách sửa chữa, thay thế những dây cũ mòn, bóng đèn hỏng và bộ nguồn không còn dùng được. 

Loại bỏ sự bừa bộn 

Sự bừa bộn sẽ làm tù đọng năng lượng trong cơ thể bạn lẫn môi trường xung quanh, từ đó khiến bạn dễ mắc bệnh tinh thần. Vì thế, hãy dọn dẹp nhà cửa thật tươm tất. Lối vào nhà rất quan trọng vì nó là nơi dẫn khí đi khắp ngôi nhà, vì thế hãy giữ cho lối vào sạch sẽ và ngăn nắp. 

Giảm thiểu năng lượng trong phòng ngủ


Loại bỏ ra khỏi phòng ngủ những nguồn điện như tivi, máy tính, đồng hồ điện tử có ánh sáng xanh bởi vì chúng bị rò rỉ bức xạ, làm suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó làm sức khỏe bạn bị giảm sút, dễ bị các lo sợ không đáng có. Hãy nhớ rằng, phòng ngủ cần trẻ trung, tươi mới và đầy riêng tư. 

Thêm màu sắc 

Màu trắng phản ánh cuộc sống và trung hòa cảm xúc, do vậy hãy dùng màu này để trang trí nhà cửa. Khi đó, người trong nhà không có cảm giác phải đối phó với bất kỳ thứ gì, từ đó họ sẽ mất đi cảm giác lo lắng. St


Bí quyết phong thủy cho sức khỏe dồi dào

PTTQ - Cuộc sống hiện đại khiến con người càng lúc càng đối mặt với nhiều áp lực. Sở hữu sức khỏe tốt sẽ là sự đảm bảo cho nguồn năng lượng dồi dào của mỗi cá nhân trong công việc, đời sống tình cảm. Hãy tham khảo những bí quyết phong thủy mới mà báo giới mách bạn để tăng cường sức khỏe.
Bí quyết phong thủy cho sức khỏe dồi dào
+ Điều đầu tiên cần chú ý là không để không gian sống quá bừa bộn, bài trí lộn xộn nhiều đồ đạc trong nhà. Hạn chế các đồ vật sắc nhọn như bàn kính sắc, dao – kiếm treo trang trí hay tranh ảnh miêu tả cảnh tượng dữ dội, gương soi lớn, bàn ghế gỗ xù xì, đồ điện tử kích thước – âm lượng lớn… tại các vị trí trung tâm. Thay vào đó hãy bố trí cây xanh với chậu chứa hài hòa, bàn nước tròn bằng đá hay lọ lục bình ở các vị trí đẹp, nổi bật. Điều này sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà. 

+ Nên lựa chọn những cây xanh kích thước vừa phải, có mùi thơm, có tác dụng thanh lọc không khí như tử đinh hương, ngũ gia bì, thông nhỏ… để mang lại nguồn sinh khí cho không gian sống. Vị trí phù hợp nhất để bày cây cảnh, lọ hoa là phía Nam căn phòng.

+ Tránh ngồi làm việc bên dưới trần nhà có xà ngang hoặc đồ vật nặng treo, điều hòa mở lớn. Khi nằm ngủ, tránh vị trí mà chân hay đầu quay ra phía cửa phòng. 


+ Hãy chọn màu sắc tường nhà dịu mát hài hòa để mang đến không gian dễ chịu cho mọi thành viên trong gia đình. Màu đỏ mang đến may mắn, động lực sống nhưng lạm dụng lại khiến không khí trở nên căng thẳng. Vì thế, chỉ nên sử dụng màu đỏ hạn chế, trang trí thêm ở phòng khách, phòng ăn. Màu tím, hồng, xanh da trời… mang đến sự thư giãn và gắn bó, thích hợp dùng cho phòng ngủ. Phòng đọc sách/làm việc/phòng ăn nên dùng màu vàng chanh, cam đất… tăng cảm hứng sáng tạo. Màu xanh lá tạo sự hài hòa, vui vẻ có thể dùng ở phòng khách/phòng sinh hoạt chung . 


+ Không nhất thiết phải có hương thơm đặc biệt trong ngôi nhà. Chỉ cần đảm bảo không gian sống khô thoáng, tránh ẩm mốc đã là điều kiện đầu tiên để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. 

+ Cửa sổ trong nhà cần mở thường xuyên để ánh sáng tự nhiên tràn vào bên trong. Đặc biệt ở các không gian cần nhiều sự vận động như phòng khách, phòng làm việc, phòng tập, nhà bếp thì ánh sáng tự nhiên là nguồn sáng tối ưu.

Nếu trong nhà có người ốm bệnh, bạn có thể phóng sinh rùa để mang lại biến chuyển tốt cho sức khỏe, thể hiện mong muốn về sự trường thọ.

Hướng nằm và sức khỏe

Theo y học phương Đông, con người sống trong vũ trụ, hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí, bẩm thụ 2 khí âm dương mà tồn tại.
Tư thế nằm đầu bắc chân nam vừa có sự ứng hợp âm dương giữa con người và vũ trụ, vừa giúp cộng hưởng được trường lực của quả đất vói những đường kinh dương trong cơ thể, nên có thể tạo được hiệu quả tích cực đối với sức khỏe.
Kết quả một cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ được phổ biến trong tạp chí Prima đã cho biết khi nằm ngủ quay đầu về hướng Bắc huyết áp sẽ tối thiểu, giấc ngủ sâu hơn, quay đầu về hướng Nam dễ rơi vào trạng thái kích thích thần kinh, quay về hướng Tây dễ gặp ác mộng. Ngoài ra, một nghiên cứu khác do BS. Jules Regnault nêu dẫn (trong quyển sách Biodynamique et Radiations) còn cho thấy, những người ngủ quay đầu về hướng Bắc và hướng Tây có lượng hồng cầu và bạch cầu cao hơn nhiều so với những người ngủ đầu quay về 2 hướng Đông và Nam.

Đồ hình mô tả sự ứng hợp âm dương giữa 2 bên, trên, dưới của cơ thể và bốn phương Đông Tây Nam Bắc của vũ trụ bên ngoài.

Theo y học phương Đông, con người sống trong vũ trụ, hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí, bẩm thụ 2 khí âmdương mà tồn tại. Càng sống thuận theo tự nhiên chừng nào con người càng dễ giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Mỗi ngày, chúng ta thường ngủ nghỉ khoảng 8 giờ ở tư thế nằm. Do đó, nếu lựa chọn được tư thế nằm thích hợp, thuận theo những trường lực của vũ trụ có thể tác động tốt đến sức khỏe.

Sự ứng hợp âm-dương trong tư thế đầu Bắc chân Nam

Nói chung, mọi sự vật, hiện tượng đều phân ra âm - dương, cơ thể con người và trời đất cũng vậy. Ở con người, đầu thuộc dương, chân thuộc âm, bên phải cơ thể thuộc dương, bên trái thuộc âm. Theo nguyên lý âm dương, 2 vật cùng cực sẽ đẩy nhau, 2 vật khác cực sẽ hút nhau. Người xưa cho rằng: “âm ngộ âm bất ứng, dương ngộ dương bất ứng, âm-dương tương ngộ tắc ứng”. Theo thuyết này, âm gặp âm hoặc dương gặp dương có thể gây khó chịu. Ngược lại, dương và âm gặp nhau sẽ thu hút nhau và tạo cảm giác dễ chịu. Sự phối hợp thuận lý giữa 1 người nam và 1 người nữ hoặc sự hút nhau giữa 2 nam châm đối cực và đẩy nhau khi cùng cực là vì lẽ này. Do đó, khi nằm ngủ, nếu đầu quay về hướng Bắc, đầu thuộc dương sẽ ứng với khí âm của phương Bắc; 2 chân thuộc âm sẽ ứng với khí dương ở phương Nam; nửa bên phải cơ thể thuộc dương sẽ gặp khí âm ở hướng Tây; nửa bên trái cơ thể thuộc âm sẽ tiếp giáp với hướng Đông thuộc dương, mặt lưng cơ thể thuộc dương tiếp với khí âm của mặt đất. Như vậy, nếu đầu hướng về Bắc sẽ tạo được sự ứng hợp âm-dương ở cả 4 bên và trên dưới, một hình thức thiên nhân tương ứng dễ bảo đảm được các hoạt động khí hóa bình thường của cơ thể. Nguyên lý về âm dương ứng hợp cũng được tuân thủ nếu đầu Bắc chân Nam được phối hợp với tư thế nằm nghiêng về bên phải, mặt quay hướng về Tây. Ở tư thế này, nửa bên phải của cơ thể thuộc dương sẽ gặp âm của quả đất, nửa bên trái sẽ ứng với phần dương của trời. Đây là tư thế ngọa thiền (thiền nằm) của đạo gia.

Sự cộng hưởng giữa các đường kinh dương và trường lực của quả đất

Ngoài ra, từ trường của quả đất tác động giống như một khối nam châm cực lớn, với những đường sức đi ra từ Bắc bán cầu và đi vào ở Nam bán cầu. Theo học thuyết kinh lạc, các đường kinh dương trong cơ thể di chuyển theo chiều từ đầu xuống chân (dương giáng). Do đó, thế nằm đầu Bắc chân Nam còn làm cho các đường kinh dương dễ di chuyển thuận chiều theo từ trường của quả đất, giúp cho sự lưu thông khí huyết và sự điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan.

Thật ra, ở người khỏe mạnh, hướng nằm trong khi ngủ có thể không tạo ra khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, ở những người có hệ thần kinh quá nhạy cảm hoặc những người âm hư dễ bị kích hoạt, những cơn khí nghịch thì những hướng nằm không có sự ứng hợp âmdương có thể trở thành “nối giáo cho giặc” và làm nặng thêm các chứng trạng do khí nghịch gây ra.

Tuy nhiên, cũng có thuyết cho rằng nên nằm đầu Nam chân Bắc, để khí âm hàn của phương Bắc không làm tổn thương dương khí ở phần đầu. Thực ra, chính vì đầu là nơi tập hợp khí dương nên mới không sợ khí âm hàn, ngược lại phần dương ở đầu cần được ứng hợp với khí âm ở phương Bắc. Mặt khác, 2 chân do thận thủy chi phối mới là tổ chức sợ âm hàn và cần được tiếp sức bởi khí dương ở phương Nam, để bảo đảm thêm cho quy luật “đầu mát chân ấm” ở một người khỏe mạnh. Đây là lý do tại sao nhiều người không thể ngủ được, dù là ban ngày, nếu không đắp chăn giữ ấm 2 chân và phần bụng dưới!

Lời khuyên

Những trường lực của vũ trụ luôn thay đổi theo thời gian và không gian, tác động trên cơ thể mỗi người cũng khác nhau. Quy luật trên có thể không gây ra ảnh hưởng đáng kể cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn là người dễ bị hen suyễn, áp huyết cao, dễ hồi hộp, hay lo sợ, dễ mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, hãy thử đổi hướng nằm sang đầu Bắc chân Nam vài tuần xem sao. Ngoài ra, nếu đã cảm thấy thoải mái khi ngủ ở tư thế nào, nằm nghiêng bên nào thì không nhất thiết phải thay đổi.
Phong thủy Gia Group

Phong thủy và sức khỏe

BS Phan Xuân Trung
Khi nói đến phong thủy, nhiều người, trong đó có tôi, thường nghĩ đến điều huyền bí, khó hiểu. Search tìm bằng google, tôi chỉ tìm thấy được một mớ hỗn độn những ngôn ngữ cổ xưa không tài nào nhớ nổi.
Tuy nhiên, tra từ nguyên Hán Việt thì Phong nghĩa là gió, là khí, Thủy nghĩa là nước. Mà 2 yếu tố này hẳn là có liên quan đến sự sống, nghĩa là liên quan đến sức khỏe con người.

I. Phong:


Theo nguyên nghĩa phong là gió, là sự chuyển động của không khí. Không khí liên quan đến hô hấp. Không có không khí con người ta chết sau vài phút.

Không khí và cơ thể:

Không khí chứa khoảng 25% Oxy và khoảng 75% Ni tơ, còn lại là hơi nước, khí carbonic và vài thứ linh tinh khác. Trong quá trình trao đổi khí tại phổi, hồng cầu hấp thu oxy trở thành máu đỏ tươi. Hemoglobin trong hồng cầu mang Oxy theo động mạch đến mô, tế bào cơ thể để thực hiện quá trình hô hấp tế bào, đốt cháy vài hoạt chất để tạo thành năng lượng cho cơ thể. Quá trình đốt cháy đó sản sinh khí CO2, được Hemoglobin hấp thu, khiến máu trở nên đỏ thẩm hay gọi là máu đen, theo tĩnh mạch, đến phổi để thải ra ngoài. Nếu không có oxy thì các tế bào không có chuyển hóa chất và cơ thể bị chết. Như vậy, cơ thể muốn tồn tại được thì phải hít thở không khí có đủ oxy. Trong cấp cứu, bác sĩ gắn vào mũi bệnh nhân một cái ống xì khí oxy để bảo đảm cơ thể có đủ oxy cung cấp nhiên liệu cho cơ thể hoạt động.

CO2 là thán khí, bị cơ thể loại ra trong quá trình hô hấp. Nếu người ta ở chung đông đúc trong một không gian hẹp, Oxy bị hấp thu dần, Carbonic tăng dần vào người ta cảm thấy ngộp thở, bức bối. Tế bào não là nơi nhạy cảm nhất với nồng độ Oxy trong máu, sẽ bị tê liệt hoạt động, và vì vậy, người bị nghẹt/ngộp thở sẽ mất ý thức (xỉu, bất tỉnh). Nhu cầu oxy của não cao nhất so với các loại mô tế bào khác trong cơ thể. Vì vậy thiếu oxy đến 1 lúc nào đó sẽ dẫn đến chết não. Nếu các cơ quan nội tạng khác chưa kịp "chết" thì người ta sống đời sống thực vật, mất ý thức. Vì tầm quan trọng đó mà người ta cần phải đo độ bão hòa của Oxy và nồng độ CO2 trong máu để can thiệp sao cho cơ thể luôn luôn được cung cấp đủ oxy.

Người mắc bệnh phổi mãn tính bị mắc chứng COPD, lồng ngực dãn rộng, lượng khí trao đổi giữa trong và ngoài phổi không đủ như người bình thường, thở ra không hết khí cặn, hít vào không đủ khí tươi. Khí cặn CO2 thập thò trong lồng phổi, nồng độ ngày càng tăng cao, nồng độ O2 hạ thấp, hồng cầu không thu đủ OXY, không đỏ thắm nên mặt mũi xanh xanh tái tái.

Người bị lao phổi nặng, dù có được điều trị, phổi bị xơ xẹp, mất bớt chức năng trao đổi khí nên không cảm thấy khỏe mạnh.

Người bị tràn dịch màng phổi hay tràn khí màng phổi cảm thấy khó thở, thở không hết, hít không sâu được vì phổi bị hạn chế, không dãn ra được hết để thu đủ không khí cần thiết. Cần phải hút dịch hoặc hút không khí trong màng phổi cho phổi dãn nở đủ thì mới khỏe.

Người bị hen suyễn, hít vào dễ, thở ra khó, phải rặn, nghe tiếng khó khè. Cơ chế là do viêm và dị ứng gây hẹp phế quản.
Cơ thể muốn khỏe mạnh, về mặt trao đổi khí, cần phải có không khí sạch và bộ máy hô hấp lành lặn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được 2 yếu tố này.

Không khí sạch là một điều kiện khó đạt ở thành phố, như Sài gòn hay Hà Nội. Lượng xe cộ dày đặc đã sản sinh ra khí CO2 nhiều đến mức đậm đặc. Xăng dầu bị đốt cháy, thải CO2 ra môi trường. Những ống pô xe hơi và xe máy ngày nay không thấy khói nhưng phụt ra toàn khí thải. Khí thải đó có phần lớn là CO2, benzen, chì, mụi than và xăng dư Những chiếc xe xả nhiều khói thì có nhiều mụi than và xăng dư do không đốt hết. Hàng triệu chiếc máy nổ động cơ phun xả thán khí ra môi trường. Những chiếc xe nối đuôi chen chúc nhau, người đi sau hít khí thải của xe người đi trước. Xe càng lớn phân khối thì khí thải càng nhiều. Người giàu có phải mua cho được xe hơi, một mình một xe, tham gia thải khí vào môi trường một cách tích cực.

Người ta hiện nay nói đến hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng dần lên, nhiệt độ trái đất tăng thêm vài độ làm tan băng ở 2 cực trái đất, nước biển dâng cao, triều cường làm ngập thành phố. Triều cường mang nước cống thải đậm đặc vi trùng lên đường phố gây bao loại bệnh da liễu, hô hấp. Ban đêm khi thành phố Sài gòn bắt đầu chìm vào giấc ngủ, từ phía Nhà Bè người ta thấy cột khói nhà máy như con trăn khổng lồ nằm vắt ngang bầu trời đêm thành phố. Ban ngày cột khói đó biến mất như chẳng có điều gì xảy ra.

Xem ra đi xe đạp là biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường sống. Thế nhưng Bộ Giao Thông Vận Tải ra lệnh cấm xe ba bánh, xe tự chế là những chiếc xe thân thiện môi trường để thay thế vào đó các chiếc xe kéo của Trung Quốc chạy bằng xăng dầu tham gia làm ô nhiễm môi trường.

Trong không khí đô thị, ngoài thán khí CO2, người ta còn hít phải vô khối bụi bặm từ việc đào đường, xây lô cốt… Người ta cũng thân tặng cho nhau xác một con chuột chết bằng cách quăng ra đường cho xe cộ qua lại cán dẹp. Thân xác cát bụi của con chuột không trở về với cát bụi mà vào cư ngụ trong mũi, trong phổi của người đi đường. Bệnh viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc mắt, hen suyễn ngày càng nhiều. Người ta cũng tặng cho nhau những bãi đờm mới khạc ra và phun vào lề đường. Vi trùng lao theo đó mà phân phối cho dân cư và góp công duy trì nước Việt Nam trên bản đồ lao thế giới.

Dân thành thị ra đường đeo khẩu trang kín mít mặt mũi. Điều này giúp người ta có cảm giác yên tâm rằng mình “đã được bảo vệ”. Thực chất thì các hạt lơ lửng và thán khí không hề bị khẩu trang ngăn chặn. Chúng vẫn vô tư theo dòng không khí đi ra đi vào lỗ mũi như chỗ không … bảo vệ. Bụi xi măng và đất đá chính là thủ phạm gây bệnh bụi phổi cho công nhân làm đá, thợ hồ và cả những ông chủ lò gạch. Điều đáng sợ là bệnh bụi phổi làm cho người ta suy tàn mà không có phương pháp chữa trị.

Trong những này rét đậm rét hại ở miền Bắc vào mùa đông, nhiều người đã “chết tươi” vì đốt lò sưởi trong nhà đóng kín cửa. Không phải CO2 (khí Carbonic) mà chính là CO (oxyd carbon) đã giết chết người trong nhà. Khí CO được sinh ra do sự đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu, có đặc điểm là bám vào Hemoglobin trong hồng cầu rất chặt khiến cho Hồng Cầu mất chức năng hấp thụ O2. Vì vậy, dù nạn nhân có được cấp cứu, cho thở oxy thì vẫn không hiệu quả. Khí CO không chỉ sinh ra từ bếp lò than củi mà còn sinh ra từ máy phát điện chạy dầu. Ở Hà Nội đã có trường hợp cả gia đình chết ngạt vì chạy máy phát điện trong nhà đóng kín cửa.

Khói thuốc lá:

Môi trường không khí bên ngoài chưa đủ ô nhiễm, những người đàn ông còn tạo thêm ô nhiễm cho mình và cho người khác bằng những điếu thuốc lá. Khói thuốc là ngoài chất nicotin tạo khoái cảm cho người hút, còn chứa nhiều CO, CO2, mụi than, hắc ín (nhựa đường)... Dãi khói nhỏ mơ màng vậy nhưng làm đen hàm răng người ghiền thuốc. Hàm răng dù được chải, đánh bằng kem mỗi ngày vẫn không thể không đen vì bám hắc ín. Bên trong sâu hơn nữa của đường thở là khí quản, phế quản và phế nang cũng bị tổn thương ghê gớm.

Nhằm chống lại các chất lạ từ khói thuốc lá, các tế bào có lông mao và các tế bào tiết nhầy hoạt động liên tục. Chất nhày được tiết ra để bám bắt lấy khói bụi, hình thành cục đàm nhớt, được tế bào lông chuyển lùa lên họng và sau đó được ho tống ra ngoài. Thế nhưng lượng khói hút vào quá lớn so với cơ chế bảo vệ tự nhiên của phổi. Những tế bào lông nhung đẹp như cỏ sân vận động mới trồng nay trở nên xơ xác, ngập trong chất nhày và mất chức năng lùa đẩy đàm nhớt. Các phế nang bị dãn rộng và chứa đầy khí cặn. Lồng ngực người bệnh trở nên bọng rỗng như cái thùng, người ta gọi là lồng ngực hình thùng. Bệnh viêm phế quản mãn tính khiến cho bệnh nhân ho khạc suốt đêm. Có câu chuyện tiếu lâm nói rằng hút thuốc rất có lợi, ăn trộm không dám vào nhà vì bệnh nhân ngồi ho suốt đêm. Chứng Tắc nghẽn phế quản mãn tính (COPD) khiến cho người bệnh sống dở chết dở vì thiếu oxy. Các thông tin báo chí và các bác sĩ thường lấy bệnh ung thư phổi ra nói với người hút thuốc, nhưng hình như “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”.

Việc hút thuốc lá gây phiền phức cho người xung quanh. Tại nhiều nước hút thuốc ở nơi công cộng bị phạt rất nặng. Trước đây, tại các nơi như sân bay, nhà hàng, bệnh viện… có một phòng riêng dành cho dân ghiền thuốc lá. Ngày nay các buồng hút thuốc lá như vậy cũng bị dẹp hẳn mà thay vào đó là bản hiệu cấm hút thuốc lá hay “bệnh viện không thuốc lá”. Nhiều người nghiện thuốc lá bị người khác nhìn với ánh mắt kinh tởm.

Ngày nay hầu hết thuốc lá có đầu lọc để ngăn chặn nicotin, nhưng hầu như tác hại của nó không giảm là mấy. Những ông Tây ghiền thuốc lá nếu đến Việt Nam sẽ dập đầu bái phục trước ống điếu thuốc lào của ta. Các bác nghiện thuốc lào ngồi quán trà vỉa hè, nhồi 1 cục thuốc vào ổ, đốt thuốc và hít khói thật sâu. Tiếng nước lọc xọc, khói bay mù mịt, cảm giác lâng lâng … thật là mê ly, hấp dẫn! Khi kéo một hơi thuốc lào, khói thuốc đi vào tận cùng từng phế nang của phổi. Phế nang lấp đầy khói thuốc như thể khói pháo đêm giao thừa. Trả giá cho những cơn đê mê khói thuốc đó là cái ngực hình thùng, những trận ho đàm không dứt, những cơn khò khè khó thở khi về già. Còn gì tệ hơn khi mà ngay cả việc thở ta cũng không làm được!

Không khí và kiến trúc nhà cửa:

Không khí trong lành thì cơ thể mới khỏe mạnh. Nhà cửa thoáng mát nhờ có không khí ra vào. Gió vào cửa này sẽ thoát ra cửa kia. Nhà ít cửa, không khí không vào, gây không khí tù đọng, ứ trệ nhiều mầm bệnh, nấm mốc, vi trùng lao, virus… Hơi khí từ các cống rãnh, nhà vệ sinh không thoát ra ngoài hoặc không có "con thỏ" giữ lại sẽ vào nhà gây ô nhiễm. Các nhà vệ sinh cần có ống thông thoát hơi hầm cầu, cần gắn quạt hút hơi để giữ phòng vệ sinh luôn luôn có không khí sạch. Ở thành phố phần nhiều nhà hình ống, bốn bề gần như bít kín. Các kiến trúc sư khuyên nên có giếng trời cho không khí lưu thông.

Ở những miền có 4 mùa rõ rệt, không khí mang nhiệt độ bên ngoài vào. Trời nóng cần mở cửa cho gió lùa, mùa lạnh cần đóng kín cửa tránh lạnh.

Nơi làm việc văn phòng cần mát mẻ, thường gắn máy lạnh. Ngoài nhiệt độ thấp làm mát, gây tươi tỉnh đầu óc, người ta còn quan tâm đến các gốc tự do lơ lửng trong không khí. Các gốc tự do hay ion này có tác dụng gây lão hóa cơ thể. Các nhà sản xuất máy lạnh còn cho thêm tính năng lọc không khí, diệt trừ gốc tự do.

Những căn phòng tù đọng ẩm thấp có mùi hôi, người ta dùng chai xịt phòng có mùi thơm để lấn át mùi ẩm mốc. Tuy nhiên nước xịt phòng không phải là chất khử mùi, loại bỏ tạp chất độc hại đang có, mà chỉ có giá trị che giấu bớt mùi hôi sẵn có mà thôi. Một số loại thuốc xịt muỗi, kiến, gián có mùi thơm như mùi chanh, mùi táo... rất hấp dẫn nhưng không phải là không độc hại. Thuốc xịt có mùi thơm vẫn đầy độc hại như các thuốc xịt có mùi hôi. Những chai thuốc có mùi hôi làm người ta nín thở, không dám hít vào, tránh xa chỗ xịt thuốc. Như vậy loại có mùi hôi giúp người ta tự bảo vệ mình, đi xa khỏi vùng độc hại.

Không khí và bệnh truyền nhiễm:

Nhiều dịch bệnh lây qua đường không khí: cúm, sởi, lao, ho gà… Gần đây người ta nói nhiều đến H5N1, hay bệnh cúm gà. Đúng ra phải gọi là cúm chim vì tất cả các loại chim chóc, gia cầm đều có khả năng nhiễm bệnh chứ không phải chỉ có gà mới bị.

Khi mắc bệnh cúm, bệnh nhân hắt hơi và các virus trong nước mũi được phát tán ra ngoài. Những con virus nhỏ bé lơ lửng trong không khí chờ dịp chui vào phổi người khác, gây bệnh. Những hạt lơ lửng trong không khí có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Những hạt to bị lông mũi và chất nhày mũi bắt dính lại từ vùng khoang mũi. Những hạt lơ lng nhỏ li ti thì tiếp tục vượt qua khoang mũi, vào phổi gây bệnh.

Các loại bệnh do virus gây ra thường tự khỏi sau 7 ngày, nhưng lây lan thành dịch. Vào mùa dịch, ngành y tế thường báo động cho người ta tự bảo vệ mình bằng cách đeo khẩu trang, tập thể dục để tăng sức đề kháng, tránh tụ tập thành đám đông.

Vi trùng lao lây lan qua không khí. Vi trùng lao dễ bị tiêu diệt dưới ánh nắng, nên việc tắm nắng cũng có giá trị ngăn ngừa bệnh lao.

Vệ sinh đô thị:

Mặc dù là dân thành phố lịch sự, văn minh, nhưng chúng ta thỉnh thoảng vẫn đi ngang qua một khu phố có con đường vắng nồng nặc mùi nước tiểu và mùi phân người. Những ông nhậu hè phố thường trút bầu tâm sự vào tường nhà người khác một cách vô tư. Những người vô gia cư, những chị bán hàng rong khi đau bụng mắc cầu, không biết phải nhờ nhà ai, đành phải tương ra lề đường, gốc cây. Sau đó ruồi nhặng và nắng gió có nhiệm vụ phân phối vào hơi thở những người xung quanh. Trong mớ chất thải đó có nhiều trứng lãi, sẵn sàng đáp vào hàng bún ven đường để giúp những chú lãi thực hiện hành trình chu du của mình.

Ở nước ngoài, nhà vệ sinh được đặt ở khắp nơi, rất dễ tìm khi cần đến. Trong nhà vệ sinh có đủ nước và giấy lau tay dùng 1 lần bỏ. Có như vậy thì chất thải mới được quản lý, thu gom. Còn không như vậy thì “đêm đêm ngửi mùi hương, mùi toa lét nhà nàng…”

Thói quen ăn uống ngoài đường của bà con đã thành truyền thống, khó bỏ. Việc kinh doanh ăn uống lề đường cũng thuận tiện nhiều bề: không cần thuê mặt bằng, không cần dọn rửa, dễ tiếp cận khách hàng, tận dụng ánh sáng trời thay cho đèn đuốc… Những gánh hàng rong đó bày biện đồ ăn dễ bắt mắt và cũng dễ bắt … bụi. Một cơn gió thổi qua, một chiếc xe vù ngang, một nhát chổi quét đường … tất cả đều là phương cách gởi gắm những hạt bụi mà thành phần là phân chó, phân mèo, xác chuột chết… bay vào tô bún bò ngon tuyệt.

Sài gòn mùa nóng, đất đường khô khan, mặt đường bụi bặm. Những người quét đường vung từng nhát chổi gom đi rác rến, lá vàng. Những nhát chổi đó làm khuấy đảo đất bụi vào không khí. Để bảo vệ không khí đô thị, vài năm gần đây, người ta thấy xe xịt đường chạy vòng vèo khắp thành phố, xịt nước xuống mặt đường, nói là để rửa đường. Nhìn kỹ thì xe đó chẳng có tác dụng rửa đường gì hết vì lượng nước phun ra chỉ đủ ướt mặt đường chứ không nhiều đủ để trôi đi bụi đất. Xe đi qua, để lại mặt đường nhớp nháp và vài cuộc trợt ngã xe máy. Nửa giờ sau thì mặt đường lại trở về như trước đó.

Ở Anh Quốc, những chiếc xe quét đường vừa quét vừa hút bụi. Chồi quét đường là một chổi xoay tròn, xe chạy đến đâu chổi quét và hút đến đó. Xe đi qua, đường sạch trơn. Đường sạch thì không khí đô thị cũng sạch, sức khỏe người dân đô thị cũng được bảo vệ.

II. Thủy.

Thủy, từ Hán Việt, là nước.

Nước chiếm ¾ bề mặt trái đất và cũng chiếm ¾ trọng lượng cơ thể. Người tuyệt thực có thể nhịn ăn nhiều ngày chứ không thể “tuyệt ẩm”. Có thể nhịn đói chứ khó có thể nhịn khát. Hầu hết nước trong cơ thể tồn tại trong tế bào, dịch gian bào, số còn lại tồn tại trong máu lưu thông, khoảng 4 lít.

Trong tất cả các trường hợp cấp cứu, nhập viện việc đầu tiên là cắm cho bệnh nhân một chai dịch để bảo đảm cho hệ thống tuần hoàn được duy trì ổn định. Các bệnh tiêu chảy cấp, bệnh tả gây mất nước, bệnh nhân dễ dàng tử vong do trụy tuần hoàn. Tai nạn thương tích làm mất máu nhiều cũng gây tử vong. Người lao động ngoài nắng, mất nước do bốc hơi và mất điện giải sẽ bị ngất xỉu.

Hệ tiết niệu và các tuyến mồ hôi có vai trò cân bằng lượng nước cơ thể. Khi uống nhiều thì sẽ đi tiểu nhiều để giữ cho lượng nước trong cơ thể luôn luôn ổn định. Những quán bia đông đắt khách thường trang bị một cái toa lét bự để phục vụ khách.

Nước đi vào cơ thể người ta không chỉ qua nước uống. Trong đồ ăn hàng ngày như cơm, cháo, trái cây, rau cải… cũng hàm chứa một lượng nước đáng kể. Nước đi ra khỏi cơ thể không chỉ qua đường tiểu mà còn qua hơi thở, mồ hôi, phân.

Nước trong cơ thể có các chất hòa tan tạo áp lực thẩm thấu. Nồng độ muối trong cơ thể là 0,9%, nghĩa là 1 lít huyết thanh có chứa 0,9 g muối. Nước cất tinh khiết có chứa 0,9% muối được gọi là nước muối sinh lý. Khi áp suất thẩm thấu bị mất cân đối thì sẽ gây ra nhiều phiền phức. Áp suất thẩm thấu trong máu thấp sẽ đẩy nước vào mô gian kẽ, gây phù thủng. Áp suất thẩm thấu tăng cao thì hút nước từ mô gian kẻ và tế bào vào lòng mạch gây chứng tăng huyết áp. Bác sĩ khuyên bệnh nhân cao huyết áp không nên ăn nhiều muối và cho bệnh nhân uống thuốc lợi tiểu để giảm áp lực hệ tuần hoàn. Có khá nhiều bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn. Các bệnh đó đều nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Nước đối với cơ thể cực kỳ quan trọng. Muốn cơ thể khỏe mạnh phải sử dung đầy đủ nước sạch. Các đô thị đông đúc thường tập trung xung quanh sông ngòi. Các nhà thiên văn, nghiên cứu vũ trụ thường cố gắng tìm dấu vết của nước trên các hành tinh. Họ xem đó như là điểm khởi đầu của các điều kiện tồn tại sự sống.

Sự sống cơ thể cần đến nước thì sự sống xã hội cũng cần đến nước. Có vô số sinh hoạt xã hội xảy ra cần đến nguồn nước như nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất… Trời hạn hán sẽ làm điêu đứng xã hội. Nhà nông phải làm thủy lợi, dẫn thủy nhập điền để điều tiết canh nông. Mỗi thành phố lớn nhỏ đều cần đến nhà máy lọc nước để cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư.

Nước cũng mang tai họa đến cho con người. Lũ lụt thiên tai xảy ra cướp đi sinh mạng con người trong quá trình hoành hành của nó. Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm đều phải đối phó với lũ lụt. Trẻ em rơi xuống nước chết là chuyện bình thường ở vùng sông nước. Sau những cơn lũ lụt, dịch bệnh thường xảy ra, nhất là dịch tả. Vi trùng tả theo nước lũ tràn vào nước sinh hoạt. Người dân uống nước nhiễm bẩn và mắc bệnh. Vùng đồng bằng Nam Bộ nhiều sông nước. Người dân có thói quen đi vệ sinh xuống sông. Và chính những con sông này cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho bà con. Nước ô nhiễm nhưng không được nấu chín trước khi uống, mầm bệnh theo nước vào cơ thể. Ngoài các bệnh đường ruột như tiểu chảy cấp, thương hàn, kiết lỵ, còn các loại bệnh nguy hiểm khác như áp xe gan do a míp. Nước tù đọng làm chỗ sinh sản cho muỗi mòng, gây sốt xuất huyết, sốt rét…

Ở miền Bắc không có nhiều sông ngòi như miền Nam. Miền Bắc có ao hồ chứa nước tù đọng. Dân miền Bắc sử dụng ao hồ cho tất cả các sinh hoạt hàng ngày của mình: nấu ăn, rửa bát, giặt đồ, tắm rửa và … đi vệ sinh. Các vụ dịch “tiêu chảy cấp nguy hiểm do vi khuẩn tả” (thực chất là bệnh tả) vừa qua đã lột tả được hoàn cảnh mất vệ sinh khủng khiếp của nhân dân theo tập quán ao tù, nước đọng. Khi đó người ta thấy bộc lộ vấn đề trách nhiệm của chính quyền chăm lo cho người dân ở những điều kiện căn bản là quá kém cỏi. Người ta dùng nước cống để rửa rau. Người mắc bệnh tả đi tiêu vào lòng hồ Linh Quang, người bán rau ở chợ cạnh đó dùng nước hồ tưới cho rau khỏi héo… Sống ngay lòng thủ đô, bên cạnh con sông Hồng quanh năm đầy nước, nhưng người dân thủ đô cũng không có đủ nước sạch để dùng. Quan chức y tế thì không thấy trách nhiệm của mình mà lại còn đòi "xử lý hình sự" bệnh nhân mắc bệnh tả (!)
Gần đây, báo chí còn loan tin người dân đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước sạch, phải đi mua từng thùng nước ngọt với giá trên trời.

Nhà máy Vedan xả chất thải xuống sông Thị Vãi, gây ô nhiễm môi trường nước. Đến Hà Bá cũng phải nhập viện săn sóc đặc biệt. Cá tôm sò ốc không sống nỗi, thủy vi sinh cũng chết theo. Người nông dân không quá đáng khi đòi Vedan bồi thường hàng trăm tỷ đồng. Vedan chỉ là một nhà máy đại diện cho những nhà máy khác, vì lợi ích của mình mà không ngại đưa chất thải nguy hại ra môi trường sống bên ngoài. Những cơ sở thuốc nhuộm, trang trại chăng nuôi heo được xây dựng ngay sát sông rạch để dễ bề tương xuống chất thải ghê gớm. Các con kênh rạch trong TP HCM không có con nào trong xanh cá lội mà hình ảnh chung là một dòng “nước” đen kịch, đặc sệt, hôi hám.
Việc đầu độc môi trường nước không chỉ do các nhà máy sản xuất mà đến từ sinh hoạt hàng ngày của dân chúng. Ti vi quảng cáo hàng ngày các loại dầu gội, xà bông, bột giặt… Những thứ hàng hóa đó mang hình ảnh của văn minh, lịch sự vì mang lại sự thơm tho, sạch sẽ, tươi mát cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, càng sử dụng hàng hóa tẩy rửa bao nhiêu thì môi trường nước càng hứng chịu bấy nhiêu. Xà bông, dầu gội không có màu đen như chất thải thuốc nhuộm, nhưng đó cũng chính là chất gây hại cho môi trường. Không cá tôm, thủy sinh nào có thể chịu đựng được xà bông, thuốc tẩy.
Tại Malaysia, nơi có sòng bạc nổi tiếng Genting, trong các khách sạn, người ta dán các mẫu tin như là: “Chúng tôi có rất ít nước sạch, xin vui lòng dùng nước một cách tiết kiệm”. Tại Thái Lan, trong phòng tắm khách sạn, người ta dán thông báo: “Khăn còn sạch xin để trên kệ. Chỉ những khăn nào thật sự cần giặt, quý khách bỏ xuống sàn nhà để chúng tôi phục vụ. Nhằm giảm bớt việc giặt giũ không cần thiết gây lãng phí nước sạch và gây ô nhiễm môi trường do chất tẩy rửa”.

Dân số tăng nhanh, tài nguyên có hạn, quản lý nhà nước kém cỏi… Nhiều đô thị mọc lên từ ruộng lúa, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa có, dân tự khoan giếng để sinh hoạt. Nguồn nước ngầm không phải là vô hạn và có khả năng bị ô nhiễm. Nhiều nơi khoan nước máy cạnh nghĩa địa, hàm lượng ni tơ rất cao. Tháng 3/2009, báo điện tử loan tin ngay cả nước máy đã được xử lý, đưa vào hệ thống sinh hoạt trong thành phố cũng bị nhiễm ni tơ nặng nề. Người thành thị dù có biết là nước ô nhiễm cũng nhắm mắt mà dùng.

Sống ở nông thôn thì bắt ấm nước lên bếp, nấu sôi là có thể dùng được. Người ở thành thị thì bận rộn quá, luôn tìm giải pháp nào nhanh gọn lẹ nhất để giải quyết mọi vấn đề. Ngay cả nước uống thì cũng mua nước đóng thùng về uống, tin chắc rằng đó là nước sạch, tuyệt đối vệ sinh, khỏi lo “tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân từ vi khuẩn tả”. Thế nhưng mấy này cuối tháng 3, người ta phát hiện các thùng nước “tinh khiết” kia có chứa vi trùng sinh mủ! Kiểm tra tới tới nữa thì thấy thiên hạ dùng nước phông tên tra vào thùng và bán ra ngoài gọi là nước tinh khiết!

Hồi tôi còn nhỏ, đi học tại một ngôi trường nghèo ở quận 4, tôi thấy có vòi nước công cộng xả nước rất mạnh. Dân lao động nghèo không có nước máy đn nhà, ra đó xài chung vòi nước công cộng cho việc tắm giặt, nấu ăn. Bây giờ tôi không hề thấy ở đâu có vòi nước máy như vậy.

Nguồn: ykhoa.net

Sáu lời khuyên sống khỏe theo Phong thủy

Để ngôi nhà luôn là nơi mang lại sức khỏe và nguồn năng lượng tốt cho cơ thể, bạn nên vận dụng sáu lời khuyên trong tác phẩm Feng Shui Your Life (tạm dịch: Sống khỏe theo Phong thủy) của tác giả Jonn Coolidge.
 
Đó là:

1. Bỏ giày, dép trước khi bước vào nhà
Đây là cách bỏ lại nguồn năng lượng xấu từ bên ngoài ngôi nhà, cũng là hình thức để những lo lắng, phiền hà, căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ xã hội… không ảnh hưởng đến không khí gia đình.
Nếu có thể, nên đặt một chậu cây xanh nhỏ ngay bên trong cửa vừa để ngăn chặn nguồn năng lượng xấu vào nhà, vừa để nguồn năng lượng tốt bên trong không bị phân tán ra ngoài.
2. Làm sạch không gian sống
Một không gian sống bừa bộn sẽ khiến các luồng năng lượng không thể luân chuyển hài hòa và tạo ra nhiều nơi ẩm thấp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em và người lớn tuổi.
Bằng việc thường xuyên lau chùi dọn dẹp nhà ở, sửa sang nhà cửa, vứt bỏ những đồ vật đã không còn được sử dụng là bạn đã tích cực làm sạch không gian sống.
3. Không gian trong ngôi nhà đủ ánh sáng, không khí dễ lưu thông và có cây xanh
Ban ngày, nên mở các cửa ra để nguồn năng lượng tốt từ thiên nhiên bên ngoài thâm nhập và phân tán khắp các phòng. Đêm đến, nên hạn chế ánh sáng gắt từ các bóng điện, tăng cường sử dụng loại đèn mát dịu trong khoảng một giờ trước khi đi ngủ để giúp cơ thể đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Muốn tăng sự hài hòa của căn phòng và thêm chút không khí tươi mát cho phòng ngủ, có thể đặt gần giường ngủ một cây nhỏ nhiều lá xanh.
4. Ngủ sâu hơn nhờ có không gian phòng ngủ thích hợp
Vị trí tốt nhất cho chiếc giường là ở góc sau cuối căn phòng, theo hướng chéo đối diện với cửa ra vào. Vị trí này khá an toàn và ổn định nhờ ở bức tường vững chắc ngay phía sau giường và luồng khí di chuyển từ cửa chính không hướng thẳng được vào giường.
Không nên để góc tường nhọn chĩa vào giường và không để đầu giường sát cửa sổ vì như vậy gây cảm giác bất an, dễ bị giật mình, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cũng không nên để đầu giường hướng về phía bếp ăn hoặc nhà vệ sinh vì hai nơi này có nhiệt độ không ổn định, không khí cũng thiếu trong lành, ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ.
5. Chọn màu sắc phù hợp để luôn cảm thấy thoải mái, thư giãn
Bên trong nhà nên kết hợp nhiều màu sắc nhẹ nhàng, ví dụ xanh dương, tím nhạt, xanh lá cây, hồng đào, cam nhạt… để trang trí tường của các phòng tùy theo sở thích của từng thành viên trong gia đình.
Việc lựa chọn màn che cửa, tranh ảnh, đèn ngủ, các đồ vật trang trí khác nên theo ý kiến thống nhất của cả gia đình để ai cũng hài lòng với màu sắc không gian chung cũng như không gian riêng biệt của từng người.
6. Bổ sung âm thanh của thiên nhiên
Trong nhà nên có một đĩa nhạc mang âm sắc của tự nhiên như tiếng sóng biển nhẹ nhàng, tiếng suối trong, chim hót líu lo hay một làn gió nhẹ nhàng qua những hàng cây để giúp cả gia đình cảm thấy phấn chấn ngay đầu buổi sáng hoặc thư giãn trước khi đi ngủ.
Âm thanh của thiên nhiên giúp cho nhịp tim của chúng ta chậm lại, hơi thở sâu hơn. Đó được xem là liệu pháp giúp làm giảm bớt các căn bệnh có liên quan đến hệ thần kinh.
Âm thanh tự nhiên như tiếng nước chảy nhẹ, tiếng đung đưa của chuông gió hay tiếng lá xào xạc cùng giúp cho ngôi nhà trở nên ấm cúng, có hồn hơn.

Ảnh hưởng xấu của TV theo Phong Thủy

Chúng ta thường nghe các khuyến cáo về việc đặt TV trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần nói chung. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người "tảng lờ" những tác động xấu đó chỉ vì muốn có một không gian sinh hoạt riêng tư khép kín khi phải sống chung nhiều thế hệ dưới một mái nhà.
 
Bài trí phòng ngủ theo thuật Phong Thủy (20-08-10)
15 điều cần tránh khi thiết kế phòng ngủ (19-08-10)
16 điều cần biết trong phòng ngủ (17-08-10)
 
Bạn hãy cẩn thận nếu như mình là một trong số đó, bởi ngoài việc ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe, TV còn là một vật đại kỵ trong Phong Thủy, gây nên đổ vỡ hôn nhân.

Ảnh hưởng xấu của TV theo Phong Thủy - http://www.tapchidiaoc.net

Tivi phát ra năng lượng dương rất mạnh và có thể dẫn đến tình trạng không chung thuỷ của bạn đời. Vì vậy, bạn không nên đặt tivi trong phòng ngủ của mình.

Giống như gương, màn hình tivi cũng có bề mặt phản chiếu hình ảnh. Do vậy, để ti vi trong phòng ngủ cũng gây ra những ảnh hưởng tương tự như gương, thậm chí còn nguy hiểm hơn vì nó phát ra nhiều năng lượng dương hơn.
Ảnh hưởng xấu của TV theo Phong Thủy - http://www.tapchidiaoc.net

Đặt ti vi trong phòng ngủ dễ gây ra những sự ngăn cách trong cuộc sống vợ chồng. Nếu chồng bạn thường xuyên đi công tác xa nhà và điều đó làm cho quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng. Hãy rời ti vi sang phòng khác, điều đó giúp cho tình trạng căng thẳng lắng xuống một cách nhanh chóng.

Hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết này, bạn có thêm những lý lẽ để tự thuyết phục mình và bạn đời di chuyển TV ra một không gian khác phù hợp hơn. Quây quần xem TV chung với mọi người tại phòng khách sau bữa cơm tối cũng là một nét văn hóa của các gia đình Việt Nam từ xưa tới nay.

Tô Chanh

Đầu giường ngủ và những kiêng kỵ

Một số người thường hay bị mất ngủ hoặc bệnh tật liên miên. Khi đi khám bác sĩ, họ không tìm được nguyên nhân. Trong trường hợp này nên kiểm tra đầu giường của mình...Kê giường cần tránh các điều cấm kỵ về phong thủy dưới đây.
 
- Nếu đầu giường của bạn không kê sát vào tường hoặc tủ quần áo sẽ hình thành thế không chỗ tựa được gọi là điềm "hung cô đơn". Lúc này bạn sẽ khó được quý nhân phù trợ, dễ sinh tiêu cực và thường có cảm giác cô đơn, trống trải, uể oải trong mọi công việc.
- Nếu giường kê trong phòng ngay dưới dầm ngang sẽ hình thành cảm giác như luôn bị đè nén, trong phong thủy gọi là "hung hình". Dầm ngang nằm bất kỳ bên trên nơi nào của giường đều ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu dầm ngang vắt ngang qua đầu giường sẽ làm bạn luôn cảm thấy nhức đầu, đồng thời tính tình cũng trở nên khô khan. Cần chuyển giường tới vị trí khác không có dầm chạy qua hoặc làm trần giả che lấp dầm ngang.
- Nếu phòng ngủ ngay cạnh bếp thì đầu giường không nên kê sát vào tường bếp lò, bởi bếp lò thuộc hành Hỏa, dễ sinh bệnh tật nhất là các bệnh về gan, tim, đồng thời cũng làm tính tình bạn trở nên hay cáu gắt, bức xúc trước mọi việc.
- Nếu cửa toilet hướng thẳng vào đầu giường, bạn đã phạm phải "hung vi". Do toilet luôn tỏa ra mùi xú uế và tiếng nước dội rửa làm bạn khó ngủ và làm thần kinh bạn luôn căng thẳng. Nên chuyển vị trí đầu giường ngược lại đồng thời luôn chú ý đóng kín cửa toa lét và thông gió để giảm mùi xú uế.
- Bất kỳ phía nào của giường đối diện với gương lớn đều không có lợi. Ngoài ảnh hưởng sức khỏe và tình cảm vợ chồng còn ảnh hưởng tới cả tài vận và đường con cái. Điều này càng có ảnh hưởng lớn khi đặt gương dưới chân giường, hình thành thế "hung cảnh". Chiếc giường này giống như "gương chiếu quỷ" dễ làm bạn sinh hoang tưởng và ảo giác.
- Đầu giường hướng thẳng ra cửa phòng thuộc loại "Hung khí xung" dễ gây mất ngủ, tinh thần hay hoảng hốt đồng thời trí nhớ giảm sút, dễ phạm sai lầm, không phân biệt rõ đúng sai. Chuyển đầu giường ra chỗ khác, tốt nhất đầu giường kê lệch một góc với cửa phòng, tránh đối diện. Nắng chiếu vào đầu giường hoặc để đầu giường có nguồn sáng mạnh chiếu vào gọi là "Hung quang". Đầu giường bị nắng chiếu vào thường gây cho bạn hay cáu kỉnh, nóng nảy; các nguồn sáng mạnh khác chiếu vào đầu giường sẽ ảnh hưởng không tốt tới "số đào hoa" của bạn. Tốt nhất nên thay đổi vị trí đầu giường. Nếu không được có thể đan giấy kính lọc phản quang, sau đó mắc rèm che nắng cho đầu giường của bạn
Nguồn phong-thủy-phương-đông

Vận dụng ngũ hành trong đông y

Căn cứ vào Bảng qui loại của Ngũ hành, người ta phân loại triệu chứng bệnh để xem xét mối quan hệ của các triệu chứng ấy theo qui luật của Ngũ hành
 

1. Ngũ hành và Tạng phủ
- Nếu đem đồ hình Thái cực, áp dụng vào khuôn mặt, nhìn từ sau ra trước, ta thấy :
- Trán thuộc Tâm.
- Cằm thuộc Thận.
- Má bên trái thuộc Can.
- Má bên phải thuộc Phế.
- Mũi thuộc Tỳ (trung ương).
Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh.
Thí dụ : Nhìn thấy dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ đến bệnh lý ở thận, hoặc vùng trán có dấu hiệu báo bệnh có thể nghĩ đến rối loạn ở tâm...

- Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy :
- Từ ngực trở lên thuộc Tâm.
- Từ thắt lưng xuống thuộc Thận.
- Nửa bên trái thuộc Can.
- Nửa bên phải thuộc Phế.
- Bụng thuộc Tỳ.
Sự phân chia này giúp rất nhiều, trong việc chẩn bệnh : Thí dụ :
- Có nhiều người chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người hoặc nửa phần cơ thể như : bên phải lạnh, bên trái nóng hoặc trên nóng dưới lạnh...
- Những người liệt nửa bên trái, thường kèm theo đau nửa đầu, chảy nước mắt sống... (những biểu hiện của Can)... Liệt nửa phải thường kèm theo nói khó khăn, khó đi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)...

2. Về sinh lý :

a) Quan niệm cổ truyền :
Ứng dụng Ngũ hành vào mặt sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh với Ngũ hành, dựa vào đặc tính sinh lý của Ngũ tạng để tìm ra sự liên hệ với Ngũ hành.
+ Can và Hành mộc : Tính của cây gỗ thì cứng cỏi giống như chức năng của Can là 1 vị tướng, vì thế, dùng hành Mộc ví với can.
+ Tâm và Hành hỏa : Lửa cháy thì bốc lên, giống như Tâm bốc lên mặt và lưỡi, vì thế, dùng hành Hỏa ví với Tâm.
+ Tỳ và Hành thổ : Đất là mẹ đẻ của muôn vật giống là con người sinh tồn được là nhờ vào các chất dinh dưỡng do Tỳ vị cung cấp, vì thế, dùng Hành thổ ví với Tỳ.
+ Phế và Hành kim : Kim loại thường phát ra âm thanh giống như con người phát ra tiếng nói nhờ Phế, vì thế, dùng hành Kim ví với Phế.
+ Thận và Hành thủy : Nước có tác dụng đi xuống, thấm nhuần mọi chỗ giống như nước uống vào, một phần thấm vào cơ thể, phần còn lại theo đường tiểu bài tiết ra ngoài, vì vậy đem hành Thủy ví với Thận.
b) Quan điểm hiện đại :
Dựa theo công năng cơ thể, tìm sự tương ứng với hành nào đó trong Ngũ hành để giải thích sự biến chuyển của Ngũ hành.
- Hành Mộc và sự vận động : Đó là sự vận động của các cơ bắp, các sợi cơ ở khắp cơ thể. (Cơ năng phát động).
- Hành Hỏa và sự phát nhiệt : Đó là sự sản sinh nhiệt năng do sự chuyển hóa của các tế bào. (Cơ phát nhiệt).
- Hành Thổ và sự bài tiết (Cơ năng bài tiết) : Đó là vận động đưa chất ra ngoài cơ thể.
- Hành Kim và sự hấp thụ (Cơ năng hấp thụ) : Đó là vận động thu hút các chất vào.
- Hành Thủy và sự tàng trữ (Cơ năng tàng trữ) : Đó là vận động tàng trữ các chất trong cơ thể để dùng khi cần thiết.
Giữa 2 quan niệm cổ điển và hiện đại, có 1 số điều khác biệt :
- Nếu đứng về quan niệm cổ điển , chỉ có 5 chức năng tương ứng : Can Mộc, Tâm Hỏa, Tỳ Thổ, Phế Kim và Thận Thủy. Khi nói đến Can là phải nói đến Mộc, Tâm phải đi với Hỏa... Nếu nói Tâm Thủy hoặc Can Thủy... sẽ bị cho là sai hoặc không biết gì về Ngũ hành ! Nếu chỉ hiểu Can là Mộc, Tâm là Hỏa... sẽ khó có thể giải thích được các cơ chế sinh bệnh 1 cách toàn diện được.
Thí dụ : Cũng bệnh về Tỳ.
- Hỏa của Tỳ vượng gây nôn ra máu.
- Mộc của Tỳ vượng gây co thắt bao tử.
- Thủy của Tỳ suy gây tiêu chảy.
Nếu chỉ quy Tỳ vào hành Thổ thì khó có thể giải thích được các dấu hiệu gây bệnh do Mộc và Thủy... của Tỳ đã gây ra.
Như vậy, nếu xét một cách rộng hơn thì : Mỗi tạng phủ đều có Ngũ hành chi phối.
- Can Mộc, Can Hỏa, Can Thổ, Can Kim, Can Thủy.
- Tâm Hỏa, Tâm Thổ, Tâm Kim, Tâm Thủy, Tâm Mộc.
- Tỳ Thổ, Tỳ Kim, Tỳ Thủy, Tỳ Mộc, Tỳ Hỏa.
- Phế Kim, Phế Thủy, Phế Mộc, Phế Hỏa, Phế Thổ.
- Thận Thủy, Thận Mộc, Thận Hỏa, Thận Thổ, Thận Kim.
Người xưa, khi quy Mộc cho Can, Hỏa cho Tâm... là muốn nhấn mạnh rằng Mộc có liên hệ và chi phối Can nhiều hơn các tạng khác. Nhưng không phải vì thế mà cho rằng Mộc không có liên hệ và chi phối các tạng phủ khác.
Hiểu được như vậy, sẽ rất có lợi trong việc điều trị, nhất là trong việc chọn huyệt châm cứu, kể cả dùng thuốc.
Thí dụ : Cũng 1 đường kinh Can, xét riêng về Ngũ du huyệt ta có : huyệt Đại Đôn (Can Mộc Huyệt), Hành gian (Can Hỏa), Thái xung (Can Thổ), Trung Phong (Can kim), Khúc Tuyền (Can thủy).
Các đường kinh khác cũng đều có 5 huyệt tương ứng với Ngũ hành, nhờ đó, giúp cho việc chọn huyệt thêm chính xác và hiệu quả hơn.
Thí dụ : Cũng bệnh về mắt :
- Mắt đau, nóng đỏ, biểu hiện Hỏa của Can vượng, phải tả Hỏa huyệt của Can là huyệt Hành gian.
- Mắt hay bị chảy nước sống là dấu hiệu Thủy của Can suy, cần bổ Thủy huyệt của Can là huyệt Khúc Tuyền.
- Mắt cận thị yếu kém là dấu hiệu Mộc của Can suy, cần bổ Mộc huyệt của Can là huyệt Đại Đôn.
Cũng bệnh về mắt mà ở 3 trường hợp chúng ta đã dùng 3 huyệt khác nhau dù cũng chỉ ở can Kinh. Nếu không hiểu rõ cụ thể sự rối loạn ở hành nào, bệnh gì cũng chỉ dùng có 1 huyệt duy nhất của kinh Can thì sẽ khó điều trị thành công.
Ngoài ra, đào sâu hơn ta thấy, mỗi hành đều có 2 mặt mâu thuẫn và thống nhất là âm dương, do đó, ta có : Âm Mộc, Dương Mộc, Âm Hỏa, Dương Hỏa, Âm Thổ, Dương Thổ, Âm kim, Dương Kim, Âm Thủy, Dương Thủy.
Việc phân biệt này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chọn huyệt để điều trị cho thích hợp.
3. Ngũ hành và chẩn bệnh
Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như : Ngũ sắc, Ngũ vị, Ngũ quan, Ngũ chí... để tìm ra tạng phủ tương ứng bệnh (Xin xem ở biểu đồ tổng quát của Ngũ hành, trang cuối của Ngũ hành).
Thí dụ : Bệnh ở mắt có liên quan đến Can vì Nội Kinh ghi : "Can khai khiếu ở mắt" hoặc bệnh ở Tai có liên hệ đến Thận vì Nội Kinh ghi :" Thận khai khiếu ở Tai"...
4. Ngũ hành và bệnh lý
Ứng dụng Ngũ hành vào bệnh lý, chủ yếu vận dụng quy luật Sinh Khắc, Tương Thừa, Tương Vũ, Phản sinh khắc, để giải thích các quan hệ bệnh lý khi 1 cơ quan, tạng phủ nào đó có sự xáo trộn gây ra mất thăng bằng : thái quá (hưng phấn) hoặc bất cập (ức chế).
Thí dụ : Giận dữ ảnh hưởng đến Can (Nội Kinh : Can chủ sự giận dữ), Can khí bùng lên, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của Tỳ vị (Can Mộc khắc Tỳ Thổ) sinh ra chứng bao tử đau, bao tử loét, gọi là chứng Can Khí Phạm Vị. Nguyên nhân chủ yếu tại Can vượng lên làm hại Tỳ chứ không phải do Tỳ tự suy yếu.
Ngoài ra, có thể dùng các biểu hiện của Ngũ hành để tìm ra sự xáo trộn ở các Hành, Tạng phủ, cơ quan.
Thí dụ : Đau trong xương, tiểu nhiều, lưng đau... có thể nghĩ đến Thận vì : Thận chủ xương, nước tiểu là dịch của Thận, vùng lưng thuộc Thận...
Tuy nhiên, cần lưu ý là sự thay đổi của 1 Hành, luôn luôn đưa tới sự thay đổi của cả 5 hành, nhất là trong các Hội chứng bệnh. Do đó, mối quan hệ giữa các hành không phải chỉ là giữa 2 - 3 hành mà luôn là mối quan hệ giữa 5 hành...
Mỗi hành khi có sự xáo trộn (Hưng phấn hoặc ức chế), có thể do 5 nguyên nhân :
Thí dụ : Hỏa vượng.
- Có thể do tự nó vượng lên, gọi là Chính Tà.
- Có thể do Mộc vượng làm Hỏa vượng (Mộc sinh Hỏa) tức là do tạng phủ sinh ra nó gây ra (bệnh từ Mẹ truyền sang con), gọi là Hư Tà.
- Có thể do Thổ vượng, phản sinh Hỏa, tức là do tạng phủ nó sinh ra, (bệnh từ con truyền sang mẹ) gọi là Thực tà.
- Có thể do Thủy suy, không khắc được Hỏa, tức là có tạng phủ khắc nó (quy luật Tương Vũ), gọi là Vi Tà.
- Có thể do Kim suy, không phản khắc được Hỏa, nhân cơ hội đó Hỏa bùng lên theo quy luật Tương Thừa, gọi là Tặc tà.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng :
Đối với 1 Hội chứng, gọi là Hỏa vượng, khi thấy có Mộc vượng, Thổ vượng, Kim suy và Thủy suy. Gọi là Thủy suy khi thấy có Mộc suy, Kim suy, Thổ vượng và Hỏa vượng... Các hành khác cũng lý luận tương tự như vậy.
5. Ngũ hành và châm cứu
Các kinh thư cổ đã áp dụng Ngũ hành vào 1 số huyệt vị nhất định là Tỉnh, Vinh (Huỳnh), Du, Kinh, Hợp, gọi là Ngũ du huyệt.
Sự sắp xếp thứ tự của Ngũ du không thay đổi nhưng thứ tự của Ngũ hành lại thay đổi tùy thuộc vào âm dương của đường kinh. Kinh âm khởi đầu bằng Mộc, kinh dương bắt đầu bằng Kim, sau đó cứ theo thứ tự Tương sinh mà sắp xếp huyệt.
Ngũ Du
Tỉnh
Vinh (Huỳnh)
Du
Kinh
Hợp
Kinh Âm
Mộc
Hỏa
Thổ
Kim
Thủy
Kinh Dương
Kim
Thủy
Mộc
Hỏa
Thổ
Nhận xét về cách phân chia của cổ điển ta thấy :
Nếu chỉ phân chia như trên, sẽ không đủ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn thống nhất là Âm Dương ngay trong mỗi hành. Ngay trong mỗi hành đều có Âm dương, do đó, mỗi huyệt của Ngũ du cũng đều có Âm dương. Vì vậy, cùng 1 huyệt, cùng 1 tên, 1 chức năng nhưng lại có 2 công dụng khác nhau : Dương Hỏa (hưng phấn Hỏa) và Âm hỏa (ức chế Hỏa)...
Thí dụ : Huyệt Ngư tế, tuy là Hỏa huyệt của phế kinh, nhưng cũng có thể là Phế âm Hỏa hoặc Phế dương Hỏa, tùy theo vị trí bên phải hoặc bên trái của huyệt.
Việc phân chia cụ thể theo Âm dương sẽ giúp rất nhiều trong việc xác định và chọn huyệt thích hợp trong điều trị.
Thí dụ : Người bệnh ho ra máu, chứng này do Hỏa của Phế vượng lên. Tuy nhiên :
- Trong trường hợp cấp tính, thực chứng, do Dương Hỏa vượng, cách chữa là Tả Dương Hỏa huyệt của Phế tức Tả huyệt Ngư tế bên trái.
- Trong trường hợp mãn tính, hư chứng, do Âm Hỏa suy, không ức chế được Dương Hỏa làm cho dương Hỏa bùng lên, cách chữa là phải bổ Âm hỏa huyệt của Phế là huyệt Ngư tế bên phải.
6. Ngũ hành và Dược liệu
Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc... đối với tạng phủ. Đây là nền tảng của việc Quy Kinh.
Thí dụ : Vị chua, màu xanh vào Can
Vị cay, màu trắng vào phế...
Ngoài ra, trong việc bào chế, có thể vận dụng đặc tính của Ngũ hành để thay đổi hoặc tăng cường hiệu quả của thuốc.
Thí dụ : Tẩm thuốc với dấm (vị chua) để dẫn thuốc vào Can, Tẩm thuốc với Muối (vị mặn) để dẫn thuốc vào Thận...
Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào Dược liệu cũng đang được các nước ngoài quan tâm đến.
Theo Canadian Consumer Bộ y tế và phúc lợi xã hội Canada, đề ra chương trình dán nhãn vào các loại thực phẩm bán ở thị trường, căn cứ theo giá trị dinh dưỡng của các loại :
- Nhãn xanh đậm trên các sản phẩm sữa, chỉ rõ rằng các loại thực phẩm đó tốt cho xương và răng. (Xương và răng là biểu hiện của Thận, màu xanh đen là màu của Thận).
- Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những loại này là thức ăn cung cấp năng lượng (màu vàng là màu của Tỳ, Tỳ chủ tiêu hóa, sinh cơ nhục...).
- Màu xanh lục dán vào rau quả là bổ mắt (Can khai khiếu ở mắt, màu xanh là màu của Can).
- Màu đỏ dán vào cá và thịt chỉ rõ những loại này bổ máu và cơ (màu đỏ là màu của Tâm hỏa, Tâm chủ huyết - Cân cơ thuộc về Can, ở đây là Hỏa phản sinh Mộc).
7. Ngũ hành và điều trị
Trong việc điều trị, cần nắm vững quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành thì việc trị liệu mới đạt được hiệu quả cao.
A.- Tương sinh
Cần nhớ nguyên tắc : "Hư bổ mẫu, Thực tả tử".
a) Hư bổ mẫu : Trong trường hợp Thổ sinh Kim thì Thổ là mẹ (mẫu) và Kim là con (Tử). Trong trường hợp bệnh mạn tính, hư chứng, Tạng phủ bị bệnh lâu ngày, không đủ sức tự phục hồi được, cần nhờ 1 nguồn cung cấp khác giúp nó phục hồi. Muốn thế, cách hay nhất là nhớ ngay chính cái sinh ra nó, tức bổ cho mẹ nó để mẹ nó giúp cho nó.
Thí dụ : Người bệnh Lao Phổi lâu ngày (Phế hư lao).
Trên nguyên tắc, bệnh ở Phế, Phế suy, sẽ được điều trị ở Phế, tức là bổ Phế, tuy nhiên vì bệnh lâu ngày, Phế kém chức năng, không đủ sức tự phục hồi, do đó, cần áp dụng nguyên tắc : "Hư bổ mẫu". Tỳ Thổ sinh Phế Kim, do đó phải bổ Tỳ Thổ. Thực tế lâm sàng cho thấy, trong việc điều trị lao phổi, ngoài việc dùng thuốc diệt trùng, ăn uống bồi dưỡng tốt sẽ giúp việc điều trị lao phổi phục hồi nhanh hơn. Đây là ý nghĩa mà người xưa thường đề cập đến : "Dĩ thổ sinh Kim".
Trong châm cứu có 2 cách áp dụng nguyên tắc Hư bổ mẫu :
- Có thể dùng ngay 1 đường kinh để bổ. Thí dụ, Phế Kim suy, có thể bổ huyệt Thái uyên vì Thái uyên là Thổ huyệt của Phế Kinh.
- Nếu dùng huyệt khác kinh thì Phế kinh suy, bổ ở kinh Tỳ vì Tỳ Thổ sinh Phế Kim.
Theo báo cáo nước ngoài, Dược sĩ Carlos Miyares Cao đại học tổng hợp La Habana (Cuba) từ năm 1971 đã chiết xuất từ Nhau thai nhi 1 chất có khả năng kích thích sự phát triển các tế bào sinh sắc tố của da tên là Melagenia để trị bệnh Bạch biến (vitiligo) còn gọi là Lang ben rất có hiệu quả. (Nhau thai nhi, thuộc thổ, bệnh ở da liên hệ đến Phế Kim, ở đây áp dụng nguyên tắc Thổ sinh Kim).
b) Thực Tả Tử
Theo nguyên tắc này, thay vì tả trực tiếp Tạng phủ hoặc kinh bệnh, thì lại điều trị ở Tạng phủ hoặc Kinh được nó sinh. Mộc sinh hỏa thì thay vì tả Mộc lại tả Hỏa.
Thí dụ : Chứng Cao Huyết Áp do Can Dương vượng.
Theo ngũ hành, Can Mộc sinh Tâm hỏa, khi điều trị, điều chỉnh ở Tâm (an thần).
Trong châm cứu, thay vì Tả Huyệt Đại Đôn (Mộc huyệt của can) lại Tả huyệt Hành gian (Hỏa huyệt của Can).
B.- Tương khắc
Dùng quy luật tương khắc để điều chỉnh rối loạn giữa các hành.
Thí dụ : Người bệnh xuất huyết.
Huyết màu đỏ thuộc Hỏa, có thể dùng những vị thuốc màu đen (hoặc sao cháy thành than) như Cỏ mực, Trắc bá... để chữa, vì màu đen thuộc Thủy, Thủy khắc Hỏa.

BẢNG TÓM TẮT ĐIỀU TRỊ BẰNG NGŨ HÀNH

Tạng Phủ
Bổ, Hư Bổ Mẫu
Lý Do
Tả, Thực Tả Tử
Lý Do
Can Mộc
Thận Thủy
Thủy sinh Mộc
Tâm Hỏa
Mộc sinh Hỏa
Tâm Hỏa
Can Mộc
Mộc sinh Hỏa
Tỳ Thổ
Hỏa sinh Thổ
Tỳ Thổ
Tâm Hỏa
Hỏa sinh Thổ
Phế Kim
Thổ sinh Kim
Phế Kim
Tỳ Thổ
Thổ sinh Kim
Thận Thủy
Kim sinh Thủy
Thận Thủy
Phế Kim
Kim sinh Thủy
Can Mộc
Thủy sinh Mộc

7. Ngũ Hành và Phòng Bệnh
- Dựa vào Ngũ hành vận khí để biết được đặc điểm của bệnh tật từng năm để dự phòng. Thí dụ : Năm Hỏa thái quá, bệnh sốt nhiệt nhiều, bệnh viêm nhiễm nhiều... cần tăng cường cách phòng chống nhiệt : ăn nhiều thức ăn mát, ở chỗ thoáng... Bổ các Thủy huyệt...
- Dựa vào màu sắc, khí, vị của thức ăn, mà biết bệnh gì nên ăn hoặc kiêng những gì.
Thí dụ : Thận suy kém, không nên ăn thức ăn quá mặn, vì vị của Thận là vì mặn, mặn quá làm hại Thận. Không uống nước đá vì Nội Kinh ghi : "Thận ố Hàn - Thận ghét lạnh"...
8. Ngũ Hành và Biện Chứng
Dùng Ngũ hành, áp dụng vào từng trường hợp, từng sự việc để tìm ra mối quan hệ gây rối loạn dẫn đến xáo trộn bệnh lý. Công việc này đòi hỏi phải đào sâu vào từng hành, tìm ra những mối quan hệ giữa các rối loạn với các hành như thế nào về phương diện Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Nếu nắm được phương pháp lý luận biện chứng, sẽ giúp rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.


BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT QUY LOẠI NGŨ HÀNH

THIÊN NHIÊN
Ngũ hành
Phát triển
Phương
Thời gian
Khí
Vị
Sắc
Tính
Quẻ
Số sinh
Số thành
Mộc
Sinh
Đông
Sáng
Phong
Chua
Xanh
Vặn Vẹo Thẳng
Tốn
3
8
Hỏa
Trưởng
Nam
Trưa
Nhiệt
Đắng
Đỏ
Bốc lên
Ly
2
7
Thổ
Thay đổi
Trung ương
Giữa trưa
Thấp
Ngọt
Vàng
Cấy gặt
Khôn
5
10
Kim
Thu
Tây
Chiều
Táo
Cay
Trắng
Thay đổi
Đoài
4
9
Thủy
Tàng
Bắc
Tối
Hàn
Mặn
Đen
Thấm xuống
Khảm
1
6
CƠ THỂ
Tạng
Phủ
Giác quan
Dư ra
Thể
Chí
Dịch
Biến động
Thanh
Âm
Chức
Cơ năng
Thích
Ghét
Ồ mắt
Ồ lưỡi
Can Mộc
Đởm
Mắt
Móng tay chân
Gân cơ
Giận
Nước mắt
Co quắp
Gọi
Giốc
Tướng quân
Vận động
Tỉnh
Rung động
Tròng đen
Rìa trái
Tâm Hỏa
Tiểu trường
Lưỡi
Tóc
Mạch máu
Mừng
Mồ hôi
Nhăn nhó
Nói
Trủy
Quân chủ
Tuần hoàn
Mát
Nóng nẩy
2 khoé
Đầu lưỡi
Tỳ Thổ
Vị
Miệng
Da
Thịt
Lo
Nước miếng
Ọc
Hát
Cung
Cai kho
Tiêu hóa
Khô ráo
Ẩm ướt
2 mí
Giữa lưỡi
Phế Kim
Đại trường
Mũi
Lông mao
Da
Buồn
Nước mũi
Ho
Than
Thương
Quản trị
Hô hấp
Hoạt nhuận
Khô ráo
Tròng trắng
Rìa lưỡi
Thận thủy
B. quang
Tai
Răng
Xương
Sợ
Nước tiểu
Run
Rên
Sức mạnh
Bài tiết
Ôn
Lạnh
Con ngươi
Cuống lưỡi

Đeo đá quý để chữa bệnh

Các hạt đá quý không chỉ dùng làm đẹp mà còn ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và sức khỏe của bạn. Chẳng hạn, người xưa cho rằng thạch anh tím cải thiện chứng mất ngủ, saphia chữa bệnh đau đầu.
 
Y nghĩa của những viên đá với ngày sinh (26-08-10)
Đặc tính “Tâm” năng lượng của Thạch Anh (25-08-10)
Chọn đá quý theo 12 cung hoàng đạo (19-08-10)
 
Từ xa xưa, người cổ đại đã biết dùng đá quý để chữa bệnh. Họ tin rằng đá quý có khả năng điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể và tạo nên năng lượng bên trong con người. Các bậc vua chúa đã dùng đá quý như một vật tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực. Họ đeo đá quý quanh đầu với niềm tin chúng sẽ giúp trở nên thông thái hơn. Người Hy Lạp, Ai Cập, La Mã cổ đại thì dùng đá quý như những tấm bùa để bảo vệ bản thân.

Các loại đá quý thường được dùng trong những nghi thức thuộc về tâm linh. Chúng được đặt lên người khi massage, hoặc cho vào nước uống, nước tắm nhằm chuyển hóa năng lượng, giúp bảo vệ con người khỏi bị thương, tăng khả năng thần giao cách cảm...

Các bác sĩ chuyên về phương pháp chữa bệnh bằng đá cho rằng những viên đá có khả năng thu hút năng lượng từ suy nghĩ của con người, nên có tác dụng chữa bệnh. Người ta còn dùng những viên đá nhiều màu sắc, phản chiếu ánh sáng của thiên nhiên để làm tăng sức mạnh của cơ thể. Phương pháp này dựa trên sự hài hòa, trao đổi năng lượng giữa hai vật thể khác nhau, đó là đá và cơ thể con người. Dưới đây là một số loại đá quý và tính năng của chúng.

Hổ phách (còn gọi là huyết phách, minh phách) là nhựa đã hóa thạch của một loài thông cổ ngày nay đã tuyệt chủng. Hổ phách thường ở dạng khối nhũ, màu sắc rất trong và đẹp. Hổ phách được người Trung Hoa sử dụng từ những năm 90 sau Công nguyên và được khai thác, buôn bán rộng rãi từ thế kỷ 13.
Đông y cho rằng hổ phách có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu..., đeo bên mình thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Hổ phách thường được chế tác thành những đồ trang sức như nhẫn, vòng, hoa tai...
Căn phòng hổ phách nổi tiếng do vua nước Phổ là Friedrich Wilheim I tặng cho vua nước Nga Piere Đại đế được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Nó được chạm trổ và dát toàn bằng hổ phách. Căn phòng được đặt trong Cung điện Mùa Đông, nhưng trong Chiến tranh thế giới thứ 2 đã bị phát xít Đức cướp đi. Số phận của căn phòng hổ phách ra sao hiện giờ vẫn là một bí mật.

Đá thạch anh được con người phát hiện từ gần 300.000 năm trước, là loại tinh thể nhiều màu hồng, tím rất bắt mắt. Nhiều dấu tích cho thấy con người thời kỳ tiền sử đã biết sử dụng thạch anh làm đồ trang sức. Từ xa xưa, thạch anh đã được coi là một loại đá có khả năng chữa bệnh. Thạch anh tím có thể chữa bệnh mất ngủ, giúp con người giữ được niềm tin và lòng dũng cảm. Trang sức đá thạch anh hồng giúp con người tăng cường thể lực và tinh thần. Nhiều loại đá thạch anh được dùng trong các thiết bị massage để day vào các huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết và điều tiết năng lượng. Người Hy Lạp cổ sử dụng những chiếc cốc làm bằng đá thạch anh đỏ và cho rằng nó sẽ giúp lọc chất độc, hoặc uống rượu mà không bị say.

Ngọc lục bảo là loại đá có màu xanh lam (do lượng crôm trong đá tạo nên). Ngọc lục bảo rất hiếm vì sự hình thành của nó đòi hỏi những điều kiện địa chất rất đặc biệt. Từ 2.000 năm trước, con người đã sử dụng ngọc lục bảo như một thứ tiền tệ để trao đổi và làm đồ trang sức.
Những nhà tiên tri thường sử dụng ngọc lục bảo như một vật giúp họ tiên đoán được tương lai. Người ta cho rằng ngọc lục bảo có khả năng dự báo bệnh tật (màu sắc của ngọc lục bảo thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe của người đeo).

Đá saphia có nhiều màu sắc được con người sử dụng từ 800 năm trước Công nguyên. Đá saphia có nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Himalaya. Áp suất và nhiệt độ lòng đất làm cho ôxit nhôm kết tinh thành những viên đá saphia đẹp màu trắng. Một lượng nhỏ các khoáng chất khác, chẳng hạn sắt và crôm, làm cho saphia có sắc xanh, đỏ, vàng, hồng, tím, da cam hoặc lục nhạt. Người xưa quan niệm đeo đá saphia sẽ ngăn được ma quỷ. Có thời kỳ các thầy thuốc cổ đại dùng saphia để chữa các chứng bệnh liên quan đến cơ, xương khớp, đau đầu, đau bụng, chảy máu cam...

Ngọc topaz là một loại đá quý có màu vàng, trong suốt. Theo truyền thuyết, topaz là một trong những viên đá che chở con người chống lại các dịch bệnh, vết thương, đột tử, những phép thuật tiêu cực, sự đố kỵ và những ý nghĩ điên rồ. Topaz còn được đeo để giúp giảm cân, chữa các bệnh về hệ tiêu hóa .

Đá peridot: Nhiều tài liệu cho thấy nữ hoàng Ai Cập Cleopatra rất thích đá peridot. Đây là loại đá quý hiếm sinh ra từ núi lửa, có màu xanh hơi vàng. Đá peridot chất lượng được khai thác ở các vùng như Arizona, Nauy, khu vực biển Hồng Hải. Người xưa tin việc đặt đá này lên giường sẽ tốt cho hệ thần kinh, làm giảm cơn giận dữ và những hành động tiêu cực. Người La Mã tin đá peridot sẽ giúp họ yêu đời mỗi khi cảm thấy chán nản, và có khả năng chữa bệnh về gan, đau thần kinh tọa, đau lưng .

Đá carnelian: Tên loại đá này có nghĩa là sự sống. Người xưa cho rằng carnelian có khả năng chữa bệnh. Carnelian làm giảm sự giận dữ và có thể cầm máu khi bị thương.

Đá muối Himalaya: Có giải thuyết: Cách đây hàng chục triệu năm Tây Tạng là một vùng biển, vì thế loại đá muối ở Himalaya là một quà tặng đặc biệt của tạo hóa. Đá muối Himalaya được cho là tinh khiết, không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc vô cùng đa dạng mà còn có công dụng chữa nhiều bệnh. Nó giúp cơ thể cân bằng năng lượng, giảm các chứng đau đầu mệt mỏi, thậm chí hỗ trợ cho hoạt động của tim, phổi, thận.

Ngoài ra còn rất nhiều loại đá khác được con người sử dụng như đồ trang sức và bảo vệ sức khỏe như đá beryl (màu xanh, vàng) giúp mạng lại sự vui vẻ, có tác dụng cho tim mạch và cột sống; đá bloodstone được người Hy Lạp coi là máu của Chúa Jesus, có tác dụng cầm máu vết thương, giúp những người leo núi tăng cường sức lực; đá mã não giúp tăng trí nhớ, sự kiên nhẫn và sức chịu đựng;...

Cho đến ngày nay, quan niệm về khả năng chữa trị bệnh của các loại đá của người xưa vẫn chưa được khoa học hiện đại kiểm chứng. Ngoài tác dụng làm đồ trang sức thì các tính năng chữa bệnh của chúng vẫn còn là một ẩn số.

Mới đây, các nhà khoa học Pháp đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy một số loại đá có khả năng trao đổi năng lượng. Thậm chí họ còn chứng minh rằng đá không phải là một tĩnh vật mà có thể "thở", vận động và tiềm ẩn nhiều nguồn năng lượng có tác động đến con người.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)